Sunday, June 27, 2010

The world seems to be smaller if we get further

Jun 26, 2010 11:27 PM 

Vừa hoàn thành 1 dự án.

Phew !
Đó không phải là yếu tố quyết định tất cả nhưng nó đóng góp 1 phần tử trọng yếu cho việc đạt mục tiêu của cái tổng thể.
Không thể gọi là tiny mà cũng không thể xem là cốt lõi. Khái niệm validation được ví von là 1 nightmare cho các enterprise để comply with who standard, nhưng vấn đề đã được giải quyết sòng phẳng. Great ! Cốt lõi hay không cốt lõi, đã có câu trả lời.
Tự nhiên xuất hiện cơn nhức đầu kéo dài.
It's not a headache, it's actually a migrain.
Đang hoài nghi không biết có liên quan nhân - quả giữa validation and migrain này hay không?
Trong thống kê toán học thì chứng minh quá rõ ràng, phải chi các biến cố trong cuộc sống thực tại, pascal, pitago, aristote hay aschimet
công bố công công thức thống kê để xác định tỷ lệ liên quan giữa hai yếu tố nói trên là có ý nghĩa thống kê bao nhiêu phần trăm.
Ngẫm nghĩ, công việc là vẫn công việc, từ khi cái khái niệm gmp xuất hiện chứ kg có gì xa lạ, nhưng chủ thể tham gia ở 1 vai trò khác của công việc. Bản thân ý thức được rằng đang đi trên con đường mà người tiền nhiệm của mình đã làm. Khắc nghiệt hay không khắc nghiệt ? Những khía cạnh gai góc của vấn đề trước kia thuộc về quyền quyết định của người tiền nhiệm, trách nhiệm đó đã được chuyển giao cho thế hệ kế thừa. To tác hay không to tác ?! Yêu cầu của tiêu chuẩn ngày càng chặt chẽ hơn nhưng dưới cách nhìn nhận của chủ thể, vấn đề có phần nhỏ bé hơn rất nhiều.
Bản thân đã đảm nhiệm một số dự án, thành ra đã ngậm nhiều quả đắng và cũng đã nuốt nhiều trái cay, chua chát. Từ đó, chủ thể có một cách tiếp cận hơi khác về khái niệm "cán bộ thường trực dự án". Xếp về ngôi thứ, đó là đối tượng trung gian giữa trưởng dự án và nhân sự thực thi dự án, là cầu nối giữa cấp manager và cấp managees; xếp về kinh nghiệm nghiệp vụ, đó là tác nhân chuyển tiếp giữa cấp nhà điều hành và người thừa hành.
Thành ra, khi triển khai 1 dự án, CBTTDA phải:

  • Hiểu thấu đáo từng ngõ ngách của DA,
  • Phân công đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, kịp thời hạn.
  • Đôn đốc, góp ý, nhắc nhở, năn nỉ và đặt biệt là kỹ năng cãi.
  • Thậm chí bắt tay vào làm luôn công việc của nhân sự triển khai.
  • Gần như là allmost everything, ngoại trừ 1 quyền duy nhất là quyền ra quyết định, (nhưng CBTTDA đóng góp rất nặng ký trong các quyết định của cấp trưởng DA).
  • Gánh nặng 2 vai như vậy, nhưng được 1 điều là trên thì có cái búa và dưới thì có cái đe ! Một chân lý phải ăn sâu vô tâm niệm là làm tốt thì không ai khen nhưng mà làm sai là có người công kích à. Dẫn chứng bằng câu ngạn ngữ "Trăm dâu đổ đầu Dan" để tự an ủi cho mình, từ ngàn xưa vẫn thế rồi.
  • Tóm lại, khái niệm phó ban thường trực dự án 2me là người làm được và phải làm tất tần tật những công việc của dự án trừ ra cái quyền ra quyết định.
Hai chữ dự án có vẻ xa lạ ít khi dùng đến trong ngành, nhưng trong quản trị, chỉ có 1 cách gọi đó là dự án và ai cũng biết chúng ta hàng ngày dán mắt lên cái tivi để xem trong film về kinh tế người ta suốt ngày cứ nói hoài dự án này dự án nọ.
Có lẽ phải lồng ghép lại với nhau giữa chuyên ngành và quản trị, một số khái niệm rất lạ mà lại rất quen: Kết tinh - theo nghĩa kỹ thuật, đó phải là 1 vật chất thể rắn; nhưng trong định nghĩa sau đây, 2 chữ kết tinh phải rất ư là khác: Giá thành là chi phí kết tinh trong 1 đơn vị sản phẩm, tìm đâu ra 1 thứ vật chất thể rắn nói trên. Trong kỹ thuật, vô hình - invisible nhưng tài sản vô hình của doanh nghiệp không dùng invisible mà lại là intangible.
Nhân tiện bàn về khái niệm CBTTDA, liên tưởng đến 3 cấp lãnh đạo trong 1 tổ chức:
  • Quản lý cấp cơ sở: trưởng/phó các tổ, dây chuyền sx,...
  • Quản lý cấp trung gian: trưởng/phó phòng
  • Quản lý cấp cao: Ban tổng GĐ, HĐ quản trị.
Tương ứng với 3 cấp quản lý, nhà điều hành phải tích lũy 3 kỹ năng:
  • Kỹ năng tư duy: phán đoán, phân tích, định hướng, ra quyết định,...
  • Kỹ năng chuyên môn: phải biết sâu sắc nhất về nghiệp vụ.
  • Kỹ năng nhân sự: đàm phán, thuyết phục, đối nhân xử thế,...
--> Đòi hỏi kỹ năng tư duy cao nhất là quản lý cấp cao.
--> Đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao nhất là quản lý cấp cơ sở.
=> Suy ra, quản lý cấp trung gian đòi hỏi tư duy nhân sự là cao nhất.
Thực tế rất khác, quản lý cấp trung gian đòi hỏi tổng hợp cả 3 kỹ năng kể trên. Mâu thuẩn hỉ. Right ! Cuộc sống vốn mâu thuẩn. Sẽ không xa lạ nếu như đã đọc hoặc nghe tác phẩm "Mười nghịch lý cuộc sống" của Kent Keith do nhà xuất bản First New phát hành.
“Bạn trao tặng cuộc sống tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhận lại một cái tát phũ phàng. Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống hết mình cho cuộc sống.”
Lạc quan mà nói, phải tự lừa dối mình ở một vài nhận thức nào đó trong nhân sinh quan để tìm thấy niềm vui trong cuộc sống (cái khó là người bị lừa đã biết trước và mâu thuẩn là 2 đối tượng chỉ là 1 - xem như lừa và tự lừa), nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề sẽ thấy mọi việc đều thô thiển và thiếu mất niềm tin.
WORK SMART - NOT WORK HARD !
Powered By Blogger