2. Đàn cừu nghe thấy, nhận ra và đi theo giọng nói của người chăn cừu.
3. Người chăn cừu biết rất rõ đàn cừu và anh ta có thể nhớ tên từng con cừu một.
4. Người chăn cừu luôn dẫn dắt đàn cừu tới những nơi an toàn nhất và có nhiều lợi ích nhất, đồng thời tránh xa mọi nguy hiểm.
5. Người chăn cừu luôn sẵn lòng đặt những nhu cầu cấp bách và sức khoẻ của đàn cừu lên trước nhu cầu của bản thân mình.
6. Có sự khác biệt giữa những đôi tay làm thuê và người chăn cừu.
Những đôi tay làm thuê được khích lệ bởi các đồng tiền công. Còn người chăn cừu có mối quan tâm sâu xa và chân thành tới đàn cừu của anh ta. Anh ta là người chịu trách nhiệm cho những gì không phải của anh ta – theo đúng sự lựa chọn của anh ta. Anh ta phải đảm bảo sự toàn vẹn và khỏe mạnh của bầy cừu trước mọi tình huống nghiệp vụ phát sinh.
Người chăn cừu đêm ngày theo dõi sít sao đàn cừu của mình chăn dắt, sơ suất phút giây nào là hàng ngủ rối loạn giây phút đó. Lúc hò hét, lúc vỗ về khi mỗi con cừu nhởn nhơ đi về mỗi hướng. Một con cừu vô hồn đi lạc hay bướng bỉnh xô xát với các thành viên hay chống đối với chủ của mình thì người chăn cừu mệt bở hơi tai, ăn ngủ nào có yên ổn.
Bên cạnh đó, người chăn cừu luôn đối mặt với quy luật khắc nghiệt của tự nhiên khi mà sư tử, hổ, báo, kênh kênh đêm ngày không rời mắt khỏi sự di chuyển của bầy cừu, người chăn cừu phải vận dụng những thứ ngôn từ khác nhau để truyền thông đến những đối tượng của mình, lúc cứng rắn tựa biển cả thét gào lúc mềm mỏng tựa dòng suối ngọt.
Thực tế, người chăn cừu không đơn thuần dẫn dắt những con cừu thuần túy của mình, bên cạnh những con cừu thuần chủng trong đàn, người chăn cừu đâu biết rằng một vài con bê, bò rừng, sơn dương hay ít nhiều chó sói đang quanh quẩn xung quanh mình sẵn sàng thịt những con cừu non nớt hoặc thậm chí xơi luôn người chủ chăn cừu.
No comments:
Post a Comment