"Anh trở lại Hà Tiên thăm em, người em dịu hiền
Đường cách trở hai nơi, xa xôi, thương thì tìm tới
Hà Tiên ơi sao vẫn không rời, bước chân gọi mời
Yêu dấu Hà Tiên với biển khơi, gởi nhau mấy lời thương nhớ trong đời"
Biểu tượng thị xã Hà tiên
Người ta gọi là du lịch bụi,
bụi đường, bụi đời và những thứ bụi trần mà du lịch theo tour sẽ không
enjoy được hết cái thú vị của sự hoà nhập vào cuộc sống dân bản địa.
Cám
ơn Mai linh Express, vì Mail linh không có đón khách dọc đường nên
chúng tôi mới có dịp giành giật và chờ đợi để bắt 1 chuyến xe địa phương
cà tàng đi từ chùa Hang trở về Rạch Giá trong cái mưa chiều, trời tối,
mà xe thì rất ít hoặc đa số các xe đã fully, phải năm lần bảy lượt mới
chen chân lên được 1 chuyến 52 seat-coach which was manufactured in
1990s, hú vía !
Với cái Mai linh cao
cấp, mỗi du khách là 1 thế giới riêng. Ngược lại, đi xe công cộng thập
niên 1990 cùng với những người dân địa phương nhà quê, thật gần gũi, cởi
mở, thân thiện và thú vị, mặc dù không có được 1 chế độ ghế cụ thể để
ngồi. Có thể 1 vài người quen biết nhau, và phần lớn là dân xa lạ, nhưng
qua vài ba câu chuyện xã hội, mỗi người tham gia với 1 vai trò phản
biện hoặc dẫn chuyện để chuyến xe trở thành 1 forum nhộn nhịp lên hẳn.
Câu chuyện về gia đình những người đi biển, về dì tư, cô tám... ở tận
đâu đâu ở hòn sóc, hòn me, hòn tre, qua đó tiếp xúc được 1 cái văn hóa
rất địa phương, thích thật thích, what an enjoyable trip !!!
Anh trở lại Hà Tiên thăm em, người em dịu hiền
Đường cách trở hai nơi, xa xôi, thương thì tìm tới
Chuyến
xe Mailinh mất khoảng 6 giờ 30 phút đi 250 km để từ TP.HCM đến thị xã
Rạch giá. Sau 1 giấc ngủ vội ấm nồng, đón 1 chuyến xe từ bến xe Rạch giá
đi Hà tiên khoảng 100 km nữa. Con đường có lúc êm đềm qua những cánh
đồng lúa xanh rì, đi thoáng qua những địa danh hòn đất, hòn tre,... càng
gần Hà tiên, đường càng quanh co khúc khuỷu với 1 bên là biển 1 bên là
núi cao che khuất tầm nhìn. Miền biển với gió, mưa, bão, hàng cây
nghiêng ngã ven đường.
Điểm
đến đầu tiên có lẽ đã là Thạch động, với truyền thuyết Thạch sanh chém
chằn. Đứng ở lưng chừng núi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn toàn
cảnh thị xã Hà Tiên thơ mộng thu nhỏ, thấy các phum sóc của người
Campuchia dọc biên giới ẩn hiện dưới chân đồi, thấy những hàng cây thốt
nốt.
Thạch động
Sau đó là núi Đá Dựng.
Trong
Hà Tiên Thập Cảnh, Đá Dựng với tên gọi Châu Nham Lạc Lộ (cò về núi
ngọc). Đá Dựng có vị trí chiến lược quan trọng, đã đi vào lịch sử đấu
tranh của Đảng bộ và Quân dân Hà Tiên như một truyền thống hào hùng. Đến
tham quan di tích lịch sử Đá Dựng như trở về cội nguồn dân tộc, đồng
thời khám phá vẻ đẹp kỳ bí của các hang động. Đi dạo 1 vòng xung quanh
núi, đường núi với những bậc thang cheo leo trơn trợt, nhiều hang sâu
hun hút, lạnh lẽo, nguy hiểm và hoang vắng sợ đến rợn người, nhưng đã
đến thì đi cho hết.
núi Đá Dựng
Lanh hoanh đi tiếp tham quan những di tích rất riêng của Hà Tiên
Chuông Cô Tự phù dung ngân vang, gội tan bụi trần
Chiều bóng ngả Tô Châu, tương tư, hỏi người nào thấu
Chùa Phù Dung, nằm gần Lăng Mạc Cửu.
Chùa Phù Dung còn gọi là chùa Phù Cừ - tên một ái thiếp của Mạc Thiên Tích, được Mạc Thiên Tích hết lòng yêu thương.
Lăng Mạc Cửu
Cụm di tích lăng Mạc Cửu bao gồm:
Núi
Bình San khu tập tập trung lăng mộ của Khai Trấn Quốc Công Mạc Cử và
các tướng sĩ đã theo giúp họ Mạc xây dựng và bảo vệ Hà Tiên.
Đền thờ họ Mạc, còn gọi là Mạc Công Miếu nơi ghi lại công lao của dòng họ Mạc đối với đất Hà Tiên.
Chùa Tam Bảo (sắc tứ Tam Bảo tự)
Chùa được thành lập năm
1730, do Mạc Cửu sáng lập để mẹ của ông là Thái Bà Bà tu niệm, bấy giờ
gọi là Tiêu Tự. Sau khi bà mất, ông đã cho đúc một tượng phật với một
chuông bằng đồng để thờ và tưởng niệm đấng từ thân.
"Hà Tiên ơi, em vẫn tuyệt vời, gió mưa giữa trời
Không ước thề xui khiến gặp nhau
Từ giây phút đầu nghe trái tim sầu"
Chúng tôi đến Hà tiên vào 1 ngày mưa bão tầm tã, bãi biển Mũi Nai rất vắng bóng người, ngỗn ngang cây ngã rạp 1 góc
, không có ai bơi lội cả.
khu du lịch
Ăn vội 1 bữa trưa với thực đơn vùng biển
rồi khởi hành trên chiếc motocycle để ghé vào con đường đất đỏ 18 km kể
từ ngã ba thị trấn Ba Hòn của quốc lộ 80 cho đến chùa Hang và hòn Phụ
tử.
"Hà Tiên, trông dáng em mỹ miều
Bên bướm hoa dập dìu, em đưa anh về thăm lăng Mạc Cửu
Biển rộng Bình An ôm hòn phụ tử
Mênh mông gió lộng thạch động
Làm xao xuyến, khi về lưu luyến thương quá Hà Tiên"
Trên đường đi, rãi rác 2 bên đường là
những núi đá đen tuyền thật nhiều hang hóc với vết tích của mực nước
biển hàng nghìn năm trước. Theo
thời gian nước biển cùng với sóng xâm thực xoáy sâu vào chân núi tạo
thành nhiều hang động. Sự tác động liên tục và kéo dài đã tạo ra những
quần thể hang động khác nhau, lòng hang trông rất kỳ lạ và đa dạng nhưng
thường có hình bầu dục, bóng loáng và rộng rãi.
Kể
rằng ngày xưa cá sấu vào đấy sinh sống và làm tổ, bây giờ trơ trội là
những núi chơi vơi trên những cánh đồng thưa người, hiu quạnh.
Vết tích mực nước biển xâm thực
Chùa
Hang có từ đầu thế kỷ 18, nằm trong lòng hang núi, Chùa Hang cao 181m
thuộc sơn hệ Hòn Chông. Chùa có tên chữ là Hải Sơn Tự nằm trọn vẹn trong
một hang rất lớn có hai cửa rộng: cửa hướng Tây thông ra biển, cửa
hướng Bắc nối tiếp với con đường dẫn vào Chùa từ đất liền. Đây chính là
đỉnh cuối cùng của dãy núi Hòn Chông nhưng do trong hang có ngôi chùa
nên dân gian quen gọi là núi Chùa Hang và Chùa Hang.
Cổng vào Chùa Hang,
Đến đây thì trời đã tạnh hẳn, trong bộ
dạng áo quần ướt sũng, bước đi trong 1 hang sâu, không hẳn là hang hay
là chùa nữa, nhìn lên trên toàn là đá và đá, chỉ có mỗi 1 khoảng hở rất
nhỏ để có thể thấy ánh sáng, biết rằng đó là mặt trời rọi vào, xung
quanh là 1 khoảng không tối nhá nhem ánh đèn điện và đèn chùa, mờ mờ ảo
ảo lạnh đến rợn người.
Bên trong chùa Hang
Cuối chùa Hang này là biển có di tích Hòn Phụ tử cách đất liền khoảng hơn 100 mét.
Sự tích kể rằng, thuở nước biển chưa rút, tại Chùa Hang mực nước
còn cao hơn bây giờ, trong hang có một con thủy quái thường ra quấy phá
dân cư. Không thể để dân làng khổ sở chết chóc hàng năm như vậy, từ núi
Tà lơn có hai cha con người đạo sĩ đến, xin diệt thủy quái, dân chúng
mừng rỡ và ủng hộ. Cha con người đạo sĩ thoa một lớp thuốc làm cho da
cứng như đá, rồi mang câu móc lặn vào hang thủy quái. Người con vào hang
ném câu móc vào hàm thủy quái rồi xả dây kéo ra cho ngưới cha cùng dân
làng kéo thủy quái lên. Nhưng con thủy quái rỡ được lưỡi câu, móc vào
kẹt đá, người cha và dân làng trục mãi không lên, người con thấy vậy
lặng vào hang để xem xét.
Con
thủy quái núp gần đó xông ra táp một nhát làm người con bể mất một bên
đầu. Người cha thấy con bị thương, lao vội xuống nước dựng con dậy, đứng
trơ ra bàng hoàng…đã đến lúc thuốc hoá đá hết giờ hồi sinh, hai cha con
người đạo sĩ toàn thân bị hoá đá đứng mãi trước cửa hang con thủy quái.
Con thủy quái cũng bị thương trong lúc hỗn chiến, nó nhảy vọt lên ngọn
đảo Đá Lửa ngồi để chữa thương, nhưng rồi nó cũng bị hoá đá.
Bên trong đất liền là
núi Ngọc. Dù chúng tôi ráng leo 1 đoạn khá xa vào bên trên ngọn núi,
nhưng vẫn hông tìm được 1 mảnh ngọc nhỏ xíu nào, xung quang um tùm cây
cối và dây leo chằng chịch.
Quay ngược ra đến Quốc
lộ thì cũng khoảng 5-6 giờ chiều, tạm biệt 2 tourguildes không chuyên,
tôi đón chuyến xe đã kể ở đoạn trên. Khoảng 30km là tới Hòn đất của chị
Sứ trong tác phẩm Anh Đức, rồi khoảng 30 km nữa là về tới Rạch giá.
Dinner trong cái gió, cái lạnh, cái ấm áp của 1 thị xã miền ven biển !
"Mai giã biệt Hà Tiên, xa nhau, lòng sao buồn buồn
Đời gối mỏi bôn ba, tha phương nhớ hoài người thương
Thuyền xa bến ôm ấp kỷ niệm với bao nỗi niềm
Năm tháng buồn hiu hắt chờ mong
Hà Tiên vẫn đẹp yêu dấu bên lòng"
Thật vậy, Đời gối mõi bôn ba, dẫu
sau đó tôi đi qua nhiều vùng miền khác nhau của tổ quốc hoặc thậm chí
đi các nước khác trên thế giới, dẫu 1 tuần hoặc gần cả tháng, dẫu khung
cảnh có hùng vĩ, tráng lệ đến đâu đi nữa thì ký ức những ngày ngắn ngũi
lưu lại Hà tiên vẫn ghi đậm như in trong trí não.
Thuyền và bến đã xa nhau để bao nhiêu nỗi niềm vẫn cứ ấp ôm.
Năm tháng cứ trôi qua vùn vụt, đời có lúc vui, có lúc buồn và chuyện chờ mong đã không xãy ra.
Dù thời gian không bao giờ
quay trở lại, dù những điều không phù hợp non-conforming không thể xác
lập các hành động corrective actions để
khắc phục, nhưng Hà tiên vẫn cứ yêu dấu mãi khôn nguôi trong lòng người lữ khách.
No comments:
Post a Comment