Friday, September 27, 2013

Năng lực lãnh đạo - Hãy phân quyền nhiều hơn và ủy quyền ít hơn - Làm lãnh tụ chứ đừng làm tủ lạnh - Làm thủ lĩnh thay vì làm quản lý



Sau 3 ngày day-off, đồng thời cho chiếc iPhone trong trạng tháy offline không phiền muộn, chẳng chút
vấn vương với cái gọi là công việc. Ngoại trừ trong sâu thẳm là sự da diết một nụ cười rất ngọt ngào và mái tóc xoăn xoăn rất dễ thương ôm lấy gương mặt nhỏ nhắn rất ư là xinh xắn.

...
Tôi nhớ lại câu chuyện đã đọc về quản trị như thế này: Để đánh giá năng lực lãnh đạo của các nhà quản lý doanh nghiệp, người ta tổ chức 1 đợt dã ngoại dài ngày và các đánh giá viên âm thầm theo dõi hành vi của các vị giám đốc. Kết quả của cuộc khảo sát là: Những người luôn luôn bận rộn trong trạng thái điều hành công việc và được nhiều nhân viên quan tâm xin ý kiến chỉ đạo không phải là những giám đốc giỏi, được nhiều nhân viên liên lạc không là vì họ quan trọng, mà họ là những người quản lý tồi. Vì sao ư ?

- Những vị giám đốc yếu kém là những người thường xuyên điện thoại về cơ quan hoặc liên tục bị nhân viên gọi để giải quyết công việc của doanh nghiệp.
- Những vị giám đốc giỏi sẽ bình thản hưởng thụ cuộc dạo chơi của họ vì công việc thuộc quyền quản lý của họ đã trong tầm kiểm soát và được nhân viên thực hiện một cách suông sẻ.
Bài học rút ra từ tình huống này là: năng lực lãnh đạo được làm sáng rõ qua 2 kỹ năng ủy quyền và phân quyền. Chắc chắn sẽ có nhiều người khó phân biệt 2 thuật ngữ này. Có một khái niêm rất dễ nhớ nhưng có thể sẽ khó hiểu:
- PHÂN QUYỀN là việc quy định cho người khác/nhân viên làm công việc của họ.
- ỦY QUYỀN là việc quy định cho người khác/nhân viên làm công việc của mình.
Nói như vậy để biết rằng một nhà lãnh đạo giỏi không phải lúc nào cũng tất bật với tất cả công việc từ quan trọng nhất đến quan trọng nhì rồi đến những việc quan trọng thứ 1001. Việc lãnh đạo giỏi thông qua 2 công cụ kỳ diệu là phân quyền và ủy quyền. Phải biết giới hạn ở đâu giữa công việc của Sếp và công việc của nhân viên, Sếp không được ôm đồm tất cả những thứ, Sếp có cái quyền là giao phó công việc cho cấp dưới và phải tin họ. Có câu nói: "Đã tin thì mới dùng - Đã dùng thì phải tin". Việc sa đà vào những công việc vặt vãnh sẽ chiếm hết tâm trí làm cho các việc hệ trọng đòi hỏi sự sáng suốt thì Sếp lại không có sự đầu tư đột phá.
LÃNH TỤ HAY LÀ TỦ LẠNH ?
Lãnh đạo được xem như là một bộ môn nghệ thuật, lúc cứng rắn, lúc mềm dẽo, lúc nhúng nhường, lúc thỏa hiệp. Không phải lúc nào cũng phải nghiêm trọng, không phải lúc nào cũng xề xòa: Chơi với gà gà mổ mắt, chơi với chó chó liếm mặt. Do vậy vấn đề là khôn khéo cư xử cứng rắn mềm mỏng đúng thời điểm.
LÃNH ĐẠO HAY LÀ NHÀ QUẢN LÝ ?
Thuật ngữ trong tuyên truyền gọi là thủ lĩnh, trong quản trị gọi là lãnh đạo. Không đơn thuần như việc quản lý một group người, giao việc cho họ trong một thời gian ấn định rồi thu lượm kết quả. Làm quản lý chỉ cần kỹ năng cứng tức là giỏi về chuyên môn là có thể làm được.
Nói rõ hơn, một nhà lãnh đạo theo quan điểm quản trị hiện đại đòi hỏi phải có 3 kỹ năng:
- Kỹ năng cứng: tức là chuyên môn giỏi.
- Kỹ năng mềm: tức là ý tưởng đột phá, có tầm nhìn, có óc phán đoán và kỹ năng giải quyết tình huống, giải quyết xung đột, có nghệ thuật giao tiếp trong đối nhân xử thế.
- & Kỷ năng giao tiếp ngoại ngữ.
Ở đây, mọi người thường hay nghe cụm từ nhà lãnh đạo tinh thần. Nghĩa là sự có mặt của họ không những giải quyết lợi ích nhóm một cách hiệu quả hơn mà còn tạo nên động lực làm việc tích cực cho nhóm và là sợi dây gắn kết các member trong nhóm lại với nhau, có thể hiểu họ là xúc tác cho phản ứng 1 + 1 >2.
Tóm lại, lãnh đạo được chia làm 3 cấp là: lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp trung và lãnh đạo cấp cơ sở.
- Lãnh đạo cấp cơ sở, ví dụ như tổ trưởng, trưởng nhóm: đòi hỏi kỹ năng cứng là quan trọng nhất, tức là phải giỏi về nghiệp vụ.
- Lãnh đạo cấp trung: đòi hỏi một tí kỹ năng trong cả 3 kỹ năng trên.
- Lãnh đạo cấp cao: thiêng về kỹ năng mềm, tức là phải có đầu óc phán đoán, quản trị rũi ro, có tầm nhìn và có kỹ năng giải quyết tình huống.




Tuesday, September 3, 2013

Bài học nhân văn và triết lý võ học rút ra từ VVN-VVD

Tuesday, September 3, 2013 7:39:18 AM


Đã rất lâu lắm rồi, tôi đọc đâu đó, người ta nói rằng: cuộc đời con người gắng liền với chu kỳ khoảng 5 năm. Triết học thì nói rằng phát triển là sự vận động theo hình trôn ốc. Có thể xem đó là 1 bước nhảy, một cú hích để chúng ta vươn lên 1 tầm cao mới, 1 giai đoạn lịch sử mới, không phải lúc nào cũng lẫn quẫn như việc mãi miết đi trên 1 cung đường hình tròn.
Một ví dụ thực tiển:
Hai người quen nhau, tìm hiểu nhau, nếu sau 5 năm mà không thành couple thì rất có thể là “say goodbye” với nhau.
Một cặp đôi với nhau mà sau 5 năm vẫn không wedding thì rất có thể là “say goodbye” với nhau.
Một cặp vợ chồng cưới nhau sau 5 năm mà không có baby thì rất có thể là “say goodbye” với nhau.
5 năm, đó là khoảng thời gian vừa đủ để người đa thống kê lại những thành quả trong cuộc hành trình hoặc một dự án nào đó của mình (plan-do-check-act).
Vovinam có câu “nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại”. Với tôi sau 5 năm vvn, chưa phải là tất cả, nhưng cũng đủ để rút ra một số bài học triết lý nhân văn cho mình.
Vvn & Bài học áp dụng:

1. Nguyên tắc “1 phát triển thành 3”: Khi bị ai đó tấn công, phản ứng đầu tiên là né đòn, sau đó là hành động phản đòn, cuối cùng sẽ là tấn công hũy diệt. Chuỗi hành động rất ư là logical. Vd: Lối đánh liên hoàn gạt - chém - đấm, né đòn sau đó phản công lại tấn công đối phương.
2. Đánh mà không cho đối phương còn đường rút lui: Tấn công để đối phương lùi lại, sau đó để giành sẳn cho đối phương 1 cú khóa chân không cho đường rút lui, để rồi đánh bồi 1 cú hũy diệt giúp cho đối phương về lòng đất mẹ. Hoặc là khi đối phương lùi lại thì bay người lên không tung 1 đòn chân kẹp cổ quật ngã rồi đánh tiếp vào chổ hiểm.
3. Đã oánh nhau thì phải truy diệt cho đến cùng tận: Tới hạn của 1 lối đánh là đánh đối phương té ngã, sau đó đánh bồi thêm 1 cú hũy diệt (nếu có). Vd: đạp, dậm, đấm, chém, gối vào bụng; chõ vào mặt, ngực; chưởng vào mũi; đá vào bird, ...
4. Ai tấn công mình - người đó phải chịu hậu quả đau đớn nặng nề hơn: trong tất cả các cấp độ phản đòn trình độ 1-2&3, kẻ tấn công bao giờ cũng bị hạ đo ván thê thảm. Người bị tấn công ít đau đớn, ngược lại kẻ tấn công người khác bao giờ cũng bị té ngã lăn quay. Đáng sợ là những lúc tập trên sân bê tông hoặc đường nhựa, thế nào cũng trầy tay chân hoặc bầm dập xương sống lưng, nhất là bài song luyện dao, đa phần té ngã ngữa hoặc lộn vai, không phải lộn chống tay.
5. Cương nhu phối triển. Không phải khư khư lúc nào cũng dùng sức trẻ trâu để mà tấn công. Việc hạ gục đối phương đôi khi được thực hiện rất dễ dàng thông qua việc kết hợp chân quét và tay chém trái chiều theo nguyên tắc đòn bẩy, làm cho đối phương không còn điểm tựa. Hoặc là, khi đối phương mê mãi tấn công để lại 1 chân trụ, chỉ cần động tác ngáng chân sẽ làm đối phương ngã nhàu, không cần phát lực.
6. Sáu lối khóa tay dắt rất là lợi hại và thực dụng: nhiều khi không cần động thủ đánh đấm chi hết. Không cần nói nhiều ồn ào, bước thẳng tới khóa tay dắt đi không cho đối phương manh động hoặc là khóa tay quật ngã cho đối phương lăn quay là xong, nhiều khi đối phương ngơ ngác, chưa hiểu việc gì đang xãy ra thì tay đã bị khóa. Đánh phải cho dứt khoát, có thể 1 đòn đầu tiên làm gãy tay đối phương. Tiên hạ thủ vi cường !
7. Đánh vào khuỷu, khớp nhằm bất hoạt các hoạt động của đối phương, không cho tay cử động được. Loài người tiến hóa rất hay, không hổ danh là “homo sapien”, tay chân có những khớp khủy rất cứng rắn và linh hoạt giúp con người có thể thực hiện các lao động thể chất một cách hoàn thiện, tay chân xoay dọc, xoay ngang, qua phải, sang trái, đưa lên cao, hạ xuống thấp… uyển chuyển đồng bộ và các biểu nghệ thuật rất xinh đẹp. Nhưng, những cái khớp đó chính là đối tượng mà một khi đối phương khống chế được thì con người gần như không có lối thoát thân, thậm chí các khớp khuỷu là đồng minh cho kẻ thù bất hoạt chúng ta. Ví dụ: khóa tay ra sau lưng, hoặc kê khuỷu tay đối phương lên gối và bẻ ngược khớp thì cũng đau lắm lắm !
8. Khi phát lực tấn công ai đó, phải thủ tay che chắn phần yếu điểm trên cơ thể mình và đề phòng sự phản công của đối phương.
9. Trước khi tấn công ai đó, đôi khi phải làm động tác giả nhằm đánh lạc hướng đối phương. Trong hai bài song luyện, cú đấm thứ nhất tay trái chỉ là động tác giả, cú đấm thứ 2 dùng tay phải mới là chủ đích tấn công.
10. Nương theo sức tấn công của đối phương để hạ gục đối phương: tranh thủ đà đang lao tới tấn công của đối phương né người đồng thời kéo cho đối phương ngã theo hướng đó. Khi đối phương muốn xô ngã mình, mình chủ động té ngữa đồng thời đạp bụng ném đối phương ngã luôn.
Triết lý võ đạo - Nguyên tắc hướng về trung tâm nguồn cội và lấy lẻ phải làm chuẩn mực:
• Khi đánh quyền: phát triển ra 4 hướng đông tây nam bắc, nhưng cuối cùng phải quay về đúng điểm phát quyền ban đầu.
• Khi tấn công: hướng về trước và bước tới trước, dồn trọng tâm về trước.
• Khi quỳ hoặc ngồi xuống: bao giờ cũng lùi người về phía sau tỏ vẻ tôn kính người trên cấp.
• Khi quay sang phải, rút chân trái về với chân phải, lấy điều lẻ phải làm chuẩn mực.
• Động tác chào: cúi người và hạ cái tôi của mình.

Một vài cảm nhận cá nhân về VVN-VVD và Võ cổ truyền TSVD

Tuesday, September 3, 2013 7:37:25 AM

VVN - VVD:
- Đòn thế thực dụng, ra đòn theo nguyên tắc 1 phát triển thành 3.
Vd: Lối đánh liên hoàn gạt - chém - đấm, ...
- Các thế võ trực giác, có tên gọi tiếng Anh dễ hiểu nên người nước ngoài dễ học.
- Bên cạnh yếu tố võ thuật, một số bài tập còn mang tính chất thể thao, biểu diễn nghệ thuật, hoặc dưỡng sinh.
VÕ CỔ TRUYỀN TSVĐ
- Lối đánh hoa mỹ, mềm dẽo, uyển chuyển, có phần rườm rà.
- Tên các đòn thế: Sử dụng tiếng hán việt, nghe rất kêu như trong truyện kiếm hiệp, nhưng lại khó nhớ tên và không biết dịch sang tiếng Anh như thế nào.

VVN - VVĐ VÕ CỔ TRUYỀN TSVĐ
TRIẾT LÝ VÕ HỌC Một phát triển thành 3. Cương nhu phối triển Giáo trình mang tính chất hệ thống. Phương pháp: Học – Tập – Luyện. Ý – chí – lực, … Ý: Mục tiêu, đánh vào đâu Chí: Có chủ ý, cố gắng đạt được. Lực: Sức lực, cú đánh phải mạnh.
ĐẶC TRƯNG MÔN PHÁI Đá chém quét, Đá chém triệt. 21 đòn chân, Vật cổ truyền, ... … 10 Bài quy định của Hội võ thuật cổ truyền Việt nam, …
BELT RANKING Xanh lơ nhạt, Xanh da trời, Vàng, Đỏ, Trắng. Đen, Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng.
VÕ PHỤC Xanh da trời, cột dây ngang thắt lưng Đen, nút thắt kungfu.
CÂU THIỆU BÀI QUYỀN Các câu thiệu bằng tiếng hán việt, nhưng không phải học thuộc lòng. Các câu thiệu bằng tiếng hán việt, và bắt buột phải học thuộc lòng.
NGHIÊM LỄ Bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái Hiệu lệnh: Nghỉ, Nghiêm, Nghiêm lễ, Lễ. Phong cách cổ truyền và tư tưởng Phật giáo. Hiệu lệnh: Nghỉ, Nghiêm, Chào, Phất.
TẤN PHÁP Lập tấn, Trung Bình tấn, Đinh tấn, Tam Giác tấn, Trão mã tấn, Độc cước tấn, Cung Tiển tấn, Quy tấn, Xà tấn, Bát cước tấn, Hổ tấn, Hạc tấn, … Lập tấn, Thành lập Trung Bình tấn, Khai mã Trung Bình tấn, Đinh tấn, Trão mã tấn, Xà tấn, Hạc tấn, …
QUYỀN THỨC Bài quyền dễ tập, bài quyền kết hợp nhiều bài học nhỏ căn bản đã được tập ở cấp dưới. Thập tự quyền, Ngũ môn quyền, Thập thế bát thức quyền: kết hợp chiến lược từ 1 đến 30. Song luyện, Tứ trụ quyền, Viêm phương quyền: Kết hợp các lối phản đòn trình độ 1-2-3. Bài quyền kết hợp nhiều lối đánh tấn công hoặc nhiều lối phản đòn, không rõ theo nguyên tắc gì, mỗi thao tác là một chiêu thức võ. Mỗi thế đánh liên hoàn đều tương ứng với 1 câu thiệu.
THỦ PHÁP - Bộ đấm gồm các lối đấm: thẳng, móc, lao, múc, thẳng thấp, bạt ngược, phạt ngang. - Bộ chém gồm 4 lối chém cạnh tay - Bộ gạt gồm 4 lối gạt cạnh tay THẬP NHỊ THỦ PHÁP: Đơn hầu thủ, Song hầu thủ, Thiết thủ, Âm dương nhất thủ, Xa luân thủ, Cương đao thủ, Ngoặc hầu thủ, Song long thủ, Hùng chưởng, Song quyền, Phương dực đăng sơn, Thôi sơn áp đỉnh.
TƯƠNG QUAN THỦ PHÁP Gạt Số 3
Chém Số 2
Đấm thẳng
Gạt lối 1 + Chém Lối 3
Đấm lao
Đấm móc, đấm múc, Đấm bạt ngược, Đấm phạt ngang.
Thiết thủ
Xa luân thủ
Âm dương nhất thủ
Hùng chưởng
Không có thực hiện
Không có tên gọi riêng
CƯỚC PHÁP Bộ Đá: 8 lối đá cơ bản. Và các lối đá nâng cao như đá 360 độ, quét chân tầm thấp, … THẬP NHỊ CƯỚC PHÁP
TƯƠNG QUAN BỘ ĐÁ & CƯỚC PHÁP Hất chân
Đá tạt
Đạp ngang
Đá thẳng
Quét chân (không có chém)
Xoay người Đạp hậu ngang
Đá tạt + xoay người quét tầm cao
Tiến lên 1 bộ + đạp ngang
Gần giống đá cạnh
Đá tạt + Đá cạnh + Đạp ngang.
Đá thẳng + Đạp ngang + Đạp hậu + Đạp ngang chân bên trái.
Đá nâng cao: đá song phi.
Độc cước
Đảo sơn cước
Bàng long cước
Kim tiêu cước
Tảo địa cước
Nghịch lân cước
Song long cước
Song phi hồ điệp
Thiết cước
Tam mã cước
Tứ mã cước
.
Song phi cước.
CHÕ Bộ Chõ: 8 lối đánh chỏ từ 1 đến 8. BÁT PHONG TRỮU
GỐI Bộ Gối: 8 lối đánh gối từ 1 đến 8. TỨ TẤT: đề tất phá mã, Bạc long phi giác, Phi long trung cực, Phi ngưu độc giác.
Kết hợp tấn pháp, bộ pháp và thủ pháp Nhập môn quyền: Kết hợp 5 bộ Chém, Đấm, Gạt, Chõ, Đá và Bộ Tấn. NGŨ HÀNH TẤN: Vũ phong nhất thủ, Nhị hổ tấn phong, Kim long nhất thủ, Song ngư trầm thủy, Thanh long thám tử.
Đối luyện Đánh đuổi Chiến lược 1 đến 30 7 thế đối luyện
Phản đòn Phản đòn (trình độ 1, 2 và 3) Đối luyện công thủ phản biến (trình độ 1, 2 và 3)
BINH KHÍ Đai xanh: chưa tập binh khí Đưa binh khí vào chương trình luyện tập rất sớm. Đai đen: Côn. Đai xanh: Đao, Kiếm
Đai vàng: Dao găm, Kiếm, Côn, Tay thước, Súng ngắn, Súng trường; Song luyện dao, Song luyện kiếm. Đai vàng: Côn, Đao, Kiếm Song tô. Đối luyện binh khí Côn/Côn, Song tô/Côn, Đao/Đao.
Đai đỏ: Búa rìu, Mã tấu, Đao, Đại đao, Thương Lê … Đấu Mã Tấu, Bài Đấu Búa Rìu … Đai đỏ: … Bạch đai: Thương,…
Các khóa gở thực dụng đời thường - Khóa Gỡ: Bóp cổ trước, Bóp cổ sau, Nắm ngực áo, Ôm trước không tay và cả tay, Ôm sau không tay và cả tay, Ôm ngang. Nắm tóc trước, Nắm tóc sau, Nắm tay cùng bên và khác bên, Hai tay nắm một tay, Hai tay nắm hai tay trước, Hai tay nắm hai tay sau, Khóa sau vòng gáy, Xô ẩn đạp bụng. - 6 thế khóa tay dắt. - Tay không đoạt dao găm, súng, búa rìu,…


Powered By Blogger