Tuesday, September 3, 2013 7:39:18 AM
Đã rất lâu lắm rồi, tôi đọc đâu đó, người ta nói rằng:
cuộc đời con người gắng liền với chu kỳ khoảng 5 năm. Triết học thì nói
rằng phát triển là sự vận động theo hình trôn ốc. Có thể xem đó là 1
bước nhảy, một cú hích để chúng ta vươn lên 1 tầm cao mới, 1 giai đoạn
lịch sử mới, không phải lúc nào cũng lẫn quẫn như việc mãi miết đi trên 1
cung đường hình tròn.
Một ví dụ thực tiển:
Hai người quen nhau, tìm hiểu nhau, nếu sau 5 năm mà không thành couple thì rất có thể là “say goodbye” với nhau.
Một cặp đôi với nhau mà sau 5 năm vẫn không wedding thì rất có thể là “say goodbye” với nhau.
Một cặp vợ chồng cưới nhau sau 5 năm mà không có baby thì rất có thể là “say goodbye” với nhau.
5 năm, đó là khoảng thời gian vừa đủ để người đa thống kê lại những thành quả trong cuộc hành trình hoặc một dự án nào đó của mình (plan-do-check-act).
Vovinam có câu “nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại”. Với tôi sau 5 năm vvn, chưa phải là tất cả, nhưng cũng đủ để rút ra một số bài học triết lý nhân văn cho mình.
Vvn & Bài học áp dụng:
Một ví dụ thực tiển:
Hai người quen nhau, tìm hiểu nhau, nếu sau 5 năm mà không thành couple thì rất có thể là “say goodbye” với nhau.
Một cặp đôi với nhau mà sau 5 năm vẫn không wedding thì rất có thể là “say goodbye” với nhau.
Một cặp vợ chồng cưới nhau sau 5 năm mà không có baby thì rất có thể là “say goodbye” với nhau.
5 năm, đó là khoảng thời gian vừa đủ để người đa thống kê lại những thành quả trong cuộc hành trình hoặc một dự án nào đó của mình (plan-do-check-act).
Vovinam có câu “nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại”. Với tôi sau 5 năm vvn, chưa phải là tất cả, nhưng cũng đủ để rút ra một số bài học triết lý nhân văn cho mình.
Vvn & Bài học áp dụng:
1. Nguyên tắc “1 phát triển thành 3”: Khi bị ai đó tấn công, phản ứng đầu tiên là né đòn, sau đó là hành động phản đòn, cuối cùng sẽ là tấn công hũy diệt. Chuỗi hành động rất ư là logical. Vd: Lối đánh liên hoàn gạt - chém - đấm, né đòn sau đó phản công lại tấn công đối phương.
2. Đánh mà không cho đối phương còn đường rút lui: Tấn công để đối phương lùi lại, sau đó để giành sẳn cho đối phương 1 cú khóa chân không cho đường rút lui, để rồi đánh bồi 1 cú hũy diệt giúp cho đối phương về lòng đất mẹ. Hoặc là khi đối phương lùi lại thì bay người lên không tung 1 đòn chân kẹp cổ quật ngã rồi đánh tiếp vào chổ hiểm.
3. Đã oánh nhau thì phải truy diệt cho đến cùng tận: Tới hạn của 1 lối đánh là đánh đối phương té ngã, sau đó đánh bồi thêm 1 cú hũy diệt (nếu có). Vd: đạp, dậm, đấm, chém, gối vào bụng; chõ vào mặt, ngực; chưởng vào mũi; đá vào bird, ...
4. Ai tấn công mình - người đó phải chịu hậu quả đau đớn nặng nề hơn: trong tất cả các cấp độ phản đòn trình độ 1-2&3, kẻ tấn công bao giờ cũng bị hạ đo ván thê thảm. Người bị tấn công ít đau đớn, ngược lại kẻ tấn công người khác bao giờ cũng bị té ngã lăn quay. Đáng sợ là những lúc tập trên sân bê tông hoặc đường nhựa, thế nào cũng trầy tay chân hoặc bầm dập xương sống lưng, nhất là bài song luyện dao, đa phần té ngã ngữa hoặc lộn vai, không phải lộn chống tay.
5. Cương nhu phối triển. Không phải khư khư lúc nào cũng dùng sức trẻ trâu để mà tấn công. Việc hạ gục đối phương đôi khi được thực hiện rất dễ dàng thông qua việc kết hợp chân quét và tay chém trái chiều theo nguyên tắc đòn bẩy, làm cho đối phương không còn điểm tựa. Hoặc là, khi đối phương mê mãi tấn công để lại 1 chân trụ, chỉ cần động tác ngáng chân sẽ làm đối phương ngã nhàu, không cần phát lực.
6. Sáu lối khóa tay dắt rất là lợi hại và thực dụng: nhiều khi không cần động thủ đánh đấm chi hết. Không cần nói nhiều ồn ào, bước thẳng tới khóa tay dắt đi không cho đối phương manh động hoặc là khóa tay quật ngã cho đối phương lăn quay là xong, nhiều khi đối phương ngơ ngác, chưa hiểu việc gì đang xãy ra thì tay đã bị khóa. Đánh phải cho dứt khoát, có thể 1 đòn đầu tiên làm gãy tay đối phương. Tiên hạ thủ vi cường !
7. Đánh vào khuỷu, khớp nhằm bất hoạt các hoạt động của đối phương, không cho tay cử động được. Loài người tiến hóa rất hay, không hổ danh là “homo sapien”, tay chân có những khớp khủy rất cứng rắn và linh hoạt giúp con người có thể thực hiện các lao động thể chất một cách hoàn thiện, tay chân xoay dọc, xoay ngang, qua phải, sang trái, đưa lên cao, hạ xuống thấp… uyển chuyển đồng bộ và các biểu nghệ thuật rất xinh đẹp. Nhưng, những cái khớp đó chính là đối tượng mà một khi đối phương khống chế được thì con người gần như không có lối thoát thân, thậm chí các khớp khuỷu là đồng minh cho kẻ thù bất hoạt chúng ta. Ví dụ: khóa tay ra sau lưng, hoặc kê khuỷu tay đối phương lên gối và bẻ ngược khớp thì cũng đau lắm lắm !
8. Khi phát lực tấn công ai đó, phải thủ tay che chắn phần yếu điểm trên cơ thể mình và đề phòng sự phản công của đối phương.
9. Trước khi tấn công ai đó, đôi khi phải làm động tác giả nhằm đánh lạc hướng đối phương. Trong hai bài song luyện, cú đấm thứ nhất tay trái chỉ là động tác giả, cú đấm thứ 2 dùng tay phải mới là chủ đích tấn công.
10. Nương theo sức tấn công của đối phương để hạ gục đối phương: tranh thủ đà đang lao tới tấn công của đối phương né người đồng thời kéo cho đối phương ngã theo hướng đó. Khi đối phương muốn xô ngã mình, mình chủ động té ngữa đồng thời đạp bụng ném đối phương ngã luôn.
Triết lý võ đạo - Nguyên tắc hướng về trung tâm nguồn cội và lấy lẻ phải làm chuẩn mực:
• Khi đánh quyền: phát triển ra 4 hướng đông tây nam bắc, nhưng cuối cùng phải quay về đúng điểm phát quyền ban đầu.
• Khi tấn công: hướng về trước và bước tới trước, dồn trọng tâm về trước.
• Khi quỳ hoặc ngồi xuống: bao giờ cũng lùi người về phía sau tỏ vẻ tôn kính người trên cấp.
• Khi quay sang phải, rút chân trái về với chân phải, lấy điều lẻ phải làm chuẩn mực.
• Động tác chào: cúi người và hạ cái tôi của mình.
No comments:
Post a Comment