Friday, September 27, 2013

Năng lực lãnh đạo - Hãy phân quyền nhiều hơn và ủy quyền ít hơn - Làm lãnh tụ chứ đừng làm tủ lạnh - Làm thủ lĩnh thay vì làm quản lý



Sau 3 ngày day-off, đồng thời cho chiếc iPhone trong trạng tháy offline không phiền muộn, chẳng chút
vấn vương với cái gọi là công việc. Ngoại trừ trong sâu thẳm là sự da diết một nụ cười rất ngọt ngào và mái tóc xoăn xoăn rất dễ thương ôm lấy gương mặt nhỏ nhắn rất ư là xinh xắn.

...
Tôi nhớ lại câu chuyện đã đọc về quản trị như thế này: Để đánh giá năng lực lãnh đạo của các nhà quản lý doanh nghiệp, người ta tổ chức 1 đợt dã ngoại dài ngày và các đánh giá viên âm thầm theo dõi hành vi của các vị giám đốc. Kết quả của cuộc khảo sát là: Những người luôn luôn bận rộn trong trạng thái điều hành công việc và được nhiều nhân viên quan tâm xin ý kiến chỉ đạo không phải là những giám đốc giỏi, được nhiều nhân viên liên lạc không là vì họ quan trọng, mà họ là những người quản lý tồi. Vì sao ư ?

- Những vị giám đốc yếu kém là những người thường xuyên điện thoại về cơ quan hoặc liên tục bị nhân viên gọi để giải quyết công việc của doanh nghiệp.
- Những vị giám đốc giỏi sẽ bình thản hưởng thụ cuộc dạo chơi của họ vì công việc thuộc quyền quản lý của họ đã trong tầm kiểm soát và được nhân viên thực hiện một cách suông sẻ.
Bài học rút ra từ tình huống này là: năng lực lãnh đạo được làm sáng rõ qua 2 kỹ năng ủy quyền và phân quyền. Chắc chắn sẽ có nhiều người khó phân biệt 2 thuật ngữ này. Có một khái niêm rất dễ nhớ nhưng có thể sẽ khó hiểu:
- PHÂN QUYỀN là việc quy định cho người khác/nhân viên làm công việc của họ.
- ỦY QUYỀN là việc quy định cho người khác/nhân viên làm công việc của mình.
Nói như vậy để biết rằng một nhà lãnh đạo giỏi không phải lúc nào cũng tất bật với tất cả công việc từ quan trọng nhất đến quan trọng nhì rồi đến những việc quan trọng thứ 1001. Việc lãnh đạo giỏi thông qua 2 công cụ kỳ diệu là phân quyền và ủy quyền. Phải biết giới hạn ở đâu giữa công việc của Sếp và công việc của nhân viên, Sếp không được ôm đồm tất cả những thứ, Sếp có cái quyền là giao phó công việc cho cấp dưới và phải tin họ. Có câu nói: "Đã tin thì mới dùng - Đã dùng thì phải tin". Việc sa đà vào những công việc vặt vãnh sẽ chiếm hết tâm trí làm cho các việc hệ trọng đòi hỏi sự sáng suốt thì Sếp lại không có sự đầu tư đột phá.
LÃNH TỤ HAY LÀ TỦ LẠNH ?
Lãnh đạo được xem như là một bộ môn nghệ thuật, lúc cứng rắn, lúc mềm dẽo, lúc nhúng nhường, lúc thỏa hiệp. Không phải lúc nào cũng phải nghiêm trọng, không phải lúc nào cũng xề xòa: Chơi với gà gà mổ mắt, chơi với chó chó liếm mặt. Do vậy vấn đề là khôn khéo cư xử cứng rắn mềm mỏng đúng thời điểm.
LÃNH ĐẠO HAY LÀ NHÀ QUẢN LÝ ?
Thuật ngữ trong tuyên truyền gọi là thủ lĩnh, trong quản trị gọi là lãnh đạo. Không đơn thuần như việc quản lý một group người, giao việc cho họ trong một thời gian ấn định rồi thu lượm kết quả. Làm quản lý chỉ cần kỹ năng cứng tức là giỏi về chuyên môn là có thể làm được.
Nói rõ hơn, một nhà lãnh đạo theo quan điểm quản trị hiện đại đòi hỏi phải có 3 kỹ năng:
- Kỹ năng cứng: tức là chuyên môn giỏi.
- Kỹ năng mềm: tức là ý tưởng đột phá, có tầm nhìn, có óc phán đoán và kỹ năng giải quyết tình huống, giải quyết xung đột, có nghệ thuật giao tiếp trong đối nhân xử thế.
- & Kỷ năng giao tiếp ngoại ngữ.
Ở đây, mọi người thường hay nghe cụm từ nhà lãnh đạo tinh thần. Nghĩa là sự có mặt của họ không những giải quyết lợi ích nhóm một cách hiệu quả hơn mà còn tạo nên động lực làm việc tích cực cho nhóm và là sợi dây gắn kết các member trong nhóm lại với nhau, có thể hiểu họ là xúc tác cho phản ứng 1 + 1 >2.
Tóm lại, lãnh đạo được chia làm 3 cấp là: lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp trung và lãnh đạo cấp cơ sở.
- Lãnh đạo cấp cơ sở, ví dụ như tổ trưởng, trưởng nhóm: đòi hỏi kỹ năng cứng là quan trọng nhất, tức là phải giỏi về nghiệp vụ.
- Lãnh đạo cấp trung: đòi hỏi một tí kỹ năng trong cả 3 kỹ năng trên.
- Lãnh đạo cấp cao: thiêng về kỹ năng mềm, tức là phải có đầu óc phán đoán, quản trị rũi ro, có tầm nhìn và có kỹ năng giải quyết tình huống.




No comments:

Powered By Blogger